Ván khuôn công trình là gì ? Những kinh nghiệm lắp ghép ván khuôn công trình đã được GMT đúc kết lại trong quá trình thi công, cải tạo văn phòng, nhà chung cư trong nhiều năm qua .
Xem thêm: Hình thức và phương pháp xây tường gạch đặc
VÁN KHUÔN CÔNG TRÌNH
Loại ván khuôn kiểu hoàn chỉnh đổ tại chỗ
Cấu tạo và sử dụng ván khuôn : Ván khuôn kết cấu kiểu chỉnh thể còn gọi là ván khuôn tổ hợp, ván khuôn kết cấu đổ tại chỗ dùng gỗ tấm. Ván khuôn thép tổ hợp, ván khuôn nhựa hoặc thép tấm mỏng làm đáy hoặc sườn khuôn, gỗ vuông làm chắn đứng hoặc chắn ngang. Gỗ vuông , ống thép công cụ ngàm lắp ghép, thành hệ thống vì chống mà thành. Được dùng khi thi công đổ tại chỗ các loại kết cấu chỉnh thể của công trình kiến trúc như móng cột, tường dầm, máng thoát nước mưa, cầu thang và tấm mái…
Vật liệu làm ván khuôn :
Quy cách vật liệu dùng làm ván khuôn gỗ kết cấu chỉnh thể
Quy cách và công cụ liên kết ván khuôn thép tổ hợp
NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý KHI GHÉP VÁN KHUÔN :
Gỗ làm ván khuôn và kết cấu đỡ không được dùng gỗ bị cong vênh và giòn. Những phần bị mục , mọt phải trừ bỏ, gỗ quá ẩm hong khô mới được dùng. Để tránh bị biến dạng hoặc nứt nẻ. Kích thước tiết diện của vật liệu làm ván khuôn , phải căn cứ tình hình chịu lực tại các vị trí khác nhau để lựa chọn. Đối với các khối tường có độ cao lớn, cần tính áp lực hông. Khi ghép nối ván khuôn cần chú ý tiết kiệm, cần xem xét sử dụng chu chuyển và sửa đổi thích đáng cho sử dụng sau này. Đồng thời kết hợp tốt giữa cung cấp vật liệu với lắp ghép, những đầu nối phải so le, những nơi giao nối của dầm chính với dầm phụ, dầm với cột phải chuẩn bị tốt cửa nối tiếp
Đối với các cấu kiện của ván khuôn có ngoại hình phức tạp khi ghép nối phải tính toán kích thước hoặc kết hợp với phương pháp phóng đại mẫu. Dùng kích thước thực để chế tạo được mẫu, qua nghiệm toán rồi mới ghép. Khi chế tạo ván khuôn đinh hình tiêu chuẩn hóa, mỗi tấm chắn ngang hoặc độ dày tiết diện khung của ván khuôn cần thống nhất, để thuận tiện cho lắp ráp. Sauk hi lắp ván khôn xong, phải đánh số hiệu của từng ván khuôn ghi rõ nơi dùng, nơi để, trước khi lắp phải quét dung dịch cách li
Ván khuôn kiểu công cụ :
Ván khuôn thép, tổ hợp
Chủng loại, cấu tạo và quy cách ván khuôn thép tổ hợp :
Ván khuôn phẳng: Dùng thép tấm dày 2,3-2,5mm cán lạnh thành hình, sườn cao 55mm ở giữa hàn gờ dọc, gờ ngang dày 2,8mm . Trên gờ biên đặt lỗ liên kết hình chữ U. Đầu cuối đặt lỗ chốt hình chữ L. Đường kính lỗ 13,8mm. kHoảng cách 150mm, làm cho ở hướng đứng đều có thể ghép nối. Các loại ván khuôn phẳng có thể căn cứ yêu cầu ghép thành các loại kích thước của ván khuôn từ modun rộng 50mm dài 150mm. Nếu lắp ngang đứng hỗn hợp ván khuôn, có thể trở thành các loại kích thước dài rộng của ván khuôn phẳng từ moudn 50mm.
Quy cách ván khuôn gồm có : Rộng 300,250,150, 100m. Dài 1500, 1200,900,800,600,450mm , độ cao gờ đều là 55mm. Kí hiệu P, Ví dụ P3009 là biểu thị quy cách 300×900, P1512 biểu thị quy cách 150X1200
Ván khuôn chuyển góc: Là loại ván khuôn được sử dụng phối hợp với ván khuôn phẳng, phân thành 3 loại như ván khuôn góc lõm, ván khuôn góc lồi và ván khuôn nối góc. Quy cách ván khuôn lồi có chiều rộng 150X150,100X150mm, chiều dài 1500,1200,900,600,450mm, gờ cao 55mm, vói kí hiệu E
Quy cách ván khuôn góc lồi có ., chiều rộng 100X100, 50X50mm. Còn chièu dài và gờ cao tương tự như ván khuôn góc lõm. Với kiểu Y .Quy cách ván khuôn nối góc có chiều rộng 50X50mm, còn chiều dài và gờ cao tương tự nhu ván khuôn góc lõm, kí hiệu J
VÁN KHUÔN ĐẢO SƯỜN :
Là loại ván khuôn chuyên dụng phối hợp thành bộ với ván khuôn phẳng. Dùng cho các bộ phận của cột dầm, tường
Phân ra 2 loại : Ván khuôn góc sườn và ván khuôn sườn tròn. Quy cách của ván khuôn góc sườn có : Chiều rộng 17,45mm. Chiều dài 1500, 1200,900, 750, 600, 450mm, cao 55mm, có kí hiệu JL , Quy cách của ván khuôn sườn tròn có : Chiều rộng R20. R35MM, Chiều dài và gờ cao tương tự như ván khuôn góc sườn, có kí hiệu YL
Ván khuôn nách dầm : Là loại ván khuôn chuyên dùng phối hợp với ván khuôn phẳng. Dùng cho dầm làm kênh hở, hộp chìm và các cấu kiện tại vị trí nách dầm. Quy cách có chiều rộng 50X1150mm, 50X100 chiều dài 1500,1200,900,750,600, 450mm . kí hiệu IJ
Ván khuôn tính mềm : Dùng để vá lót các bộ phận của ván khuôn với kích thước mặt ván<50mm. Quy cách có chiều rộng 80mm, dài 1500 ,900, 750, 600, 450mm, gờ cao 50mm . Kí hiệu D
Kẹp hình chữ U: Chế tạo bằng thép tròn mác 30, phi 12mm. Khi thiếu thép mác 30 có thể thay thép A3. Mỗi thép nặng 0,2 kg
Là cấu kiện liên kết chủ yếu để ghép nối tự do theo hướng dọc ngang của ván khuôn, có thể kẹp chặt các ván khuôn liền kế nhau, nhằm đảm bảo khe nối kín, cùng chịu tải trọng, không xô lệch. Khoảng cách lắp ghép <=30mm, tức là cứ cách chiều dài 1 lỗ, lắp 1 chiếc. Chốt cắm hình chữ L: Chế tạo bằng thép tròn mác 30, phi 12, mõi chiếc 0,35kg. Để cắm vào trong lỗ của gờ ngang đấu ván khuôn thép. Nhằm tăng độ cứng, liên kết hướng dọc của ván khuôn thép, đảm bảo mặt tiếp xúc ngay ngắn. Các ván bên cạnh cùng chịu lực
Bu lông đầu móc : Chế tạo bằng thép tròn CT3 ,PHI 12mm mỗi chiếc dày 0,2kg . Dùng để cố định giữa sườn bên trong. Bên ngoài, với ván khuôn thép. Hình thành chỉnh thể khoảng cách lắp <=600mm , độ dài cần thích ứng với kích thước sườn thép được sử dụng
Bu lông cố định : Chế tạo thép tròn CT3, PHI 12MM mỗi chiếc nặng 0,18kg. Dùng để vít chặt phía trong. Ngoài sườn thép, tăng cường độ cứng chung của ván khuôn thép tổ hợp. Độ dài cần thích ứng với kích thước sườn thép đuọc sử dụng
Bu lông kéo ngược : Dùng thép tròn CT3 , phi 12,14 ,16mm chế tạo : Gồm 2 loại kiểu tổ hợp và chỉnh thể . Dùng để nối trong ngoài của 2 nhóm ván khuôn. Duy trì khoảng cách chính xác, đảm bảo độ cứng và cường độ của ván khuôn. Căn cứ yêu cầu thiết kế để lựa chọn loại, kích thước bulông chịu kéo.
Qua bài viết này bạn đọc sẽ hiểu được thế nào là ván khuôn công trình, có những loại nào, và kinh nghiệm khi lắp ghép ván khuôn ra làm sao .
Xem thêm: thiết kế shop