1. LẬP VÀ QUẢN TRỊ TIẾN ĐỘ THI CÔNG BẰNG SƠ ĐỒ MẠNG LƯỚI
Khái niệm , phân loại sơ đồ mạng lưới và các phương pháp lập tiến độ theo sơ đồ mạng lưới
a. Khái niệm về sơ đồ mạng lưới “
Trong sơ đồ ngang và sơ đồ xiên, công việc được biểu thị bằng đoạn thẳng , có độ dài hoặc hình chiếu trên trục thời gian. ) bằng thời gian hoàn thành nó, còn liên hệ giữa các công việc thì được xác định ngầm nhờ các đường đẳng thời ấn định trên đồ thị
Khi dùng các kí hiệu( mũi tên và hình tròn hoặc hình vuông ) để thể hiện công việc và các mối liên hệ giữa chúng thì tiến độ thực hiện một quá trình thi công xây dựng sẽ làm thành một mô hình dạng mạng lưới, có hướng đi từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc quá trình. Đây cũng chính là bản chất đồ thị của sơ đồ mạng lưới thi công xây dựng công trình
b. Phân loại sơ đồ mạng lưới
Theo liên hệ với trục thời gian : Phân biệt sơ đồ mạng lưới theo tỷ lệ thời gian và sơ đồ mạng lưới tự do
Theo đối tượng / sản phẩm có sơ đồ mạng lưới một mục tiêu và sơ đồ mạng lưới đa mục tiêu
Theo hình thức thể hiện ( cách trình bày )gồm loại mũi tên công việc và loại nút công việc
Theo tính chất số liệu ban đầu . Phân biệt 2 loại mạng tiền định có thời gian hoàn thành từng công việc được tính toán trước và coi như bất biến và mạng ngẫu nhiên . Trong đó thời hạn thực hiện công việc được coi là những đại lượng ngẫu nhiên, có giá trị trung bình với một phương sai nhất định .
c. Các phương pháp sơ đồ mạng lưới
Để lập và điều chỉnh tiến độ các quá trình sản xuất người ta có thể dùng sơ đồ mạng lưới theo nhiều phương pháp khác nhau, đó là phương pháp đường gang (CPM) , Phương pháp gối tiếp (PDM) , Phương pháp vị thế (MPM) và phương pháp kỹ thuật ước lượng và đánh giá chương trình (PERT) . Bốn phương pháp này sẽ được xem xét lần lượt ở những mục tiêu tiếp theo dưới đây
2. Phương pháp đường gang với mạng mũi tên – công việc
Phương pháp đường gang (CPM) kinh điển là phương pháp lapạ và điều hành tiến độ thi công bằng sơ đồ mạng lưới mũi tên – công việc , trong đó thời hạn hoàn thành từng công việc được coi là những giá trị tiền định và không đổi, còn việc tính toán thời hạn hoàn thành từng công việc và cả quá trình nói chung là để xác định đường gang dựa vào đường gang
a. Các yếu tố của sơ đồ mạng lưới mũi tên – công việc trong CPM
Sự kiện : Biểu thị sự bắt đầu / kết thúc công việc. Kí hiệu bằng vòng tròn
Công việc : Ký hiệu bằng mũi tên, hướng từ sự kiện đầu đến sự kiện cuối của công việc. Có 3 loại công việc : Việc thật, việc giả, việc chờ đợi
Đường : Là một thứ tự công việc liên tiếp nhau, sao cho sự kiện cuối của công việc trước là sự kiện đầu của công việc tiếp sau. Phân biệt đường trước I, đường sau I, đường toàn phần và đường gang.
– Đường gang là đường toàn phần dài nhất trong sơ đồ mạng lưới
– Về bản chất : Độ dài đường găng chính là thời hạn thực hiện toàn bộ quá trình. Nó cho biết các mắt xích quan trọng , yêu cầu người quản trị sản xuất luôn quan tâm và phải kiểm soát được thời hạn thực hiện các mắt xích ấy .
b. Quy tắc thiết lập mạng mũi tên công việc
Sơ đồ mạng lưới AOA phải được lập với các quy tắc sau :
– Không có vòng kín
– Các công việc không cùng chung cả sự kiện đầu lẫn sự kiện cuối
– Những phụ thuộc giao thoa phải được tách riêng
– Trong mạng chỉ có một sự kiện đầu tiên và một sự kiện cuối cùng
– Thứ tự các sự kiện tăng dần theo mũi tên
– Chi tiết hóa hoặc khuếch đại công việc
C. tối ưu hóa sơ đồ mạng lưới CPM
Khi lập sơ đồ mạng lưới xong, có những trường hợp bất cập xẩy ra như độ dài đường găng lớn hơn dự kiến, chi phí quá lớn, mức tiêu dùng nguồn lực không đồng đều hoặc vượt quá khả năng của nhà thầu tại nhiều thời đoạn .
Lúc bấy giờ cần tiến hành tối ưu hóa sơ đồ mạng lưới, tức là có những thao tác thay đổi thời hạn hoặc thời gian thực hiện một số công việc của sơ đồ mạng lưới. Kỹ thuật nào được áp dụng tùy mục tiêu tối ưu hóa
3. Phương pháp sơ đồ mạng lưới gối tiếp với mạng nút công việc
Các phần tử của mạng nút công việc trongPDM
Sơ đồ mạng lưới gối tiếp (PDM) là mạng lưới, trong đó các việc có thể được thực hiện một cách gối tiếp nhau . Phương pháp này dùng loại mạng nút- công việc
Sơ đồ mạng lưới nút – công việc (AON): có hai yếu tố là công việc và liên hệ giữa các công việc. Công việc được biểu thị bằng hình chữ nhật. Các hình chữ nhật được chia nhỏ để ghi số liệu của công việc. Cách chia và ghi số liệu tùy thuộc vào quan niệm và sở thích của từng người lập mạng.
Phương pháp PERT
Hình thức thể hiện: Trong phương pháp PERT Người ta dùng mạng mũi tên công việc hoặc nút công việc. Và áp dụng phương pháp tính như phương pháp CPM , tức là trên cơ sở độ dài từng công việc, tiến hành tính toán các thông số của công việc. Xác định đường găng và các tác nghiệp khác đặc trưng cho phương pháp
Tính chất : – Thời hạn hoàn thành từng công việc trong mạng là một đại lượng ngẫu nhiên, xác định bằng phương pháp xác suất thống kê, có giá trị trung bình kỳ vọng và phương sai tương ứng. Nó có xác suất phân bổ theo dạng chuẩn
– Lấy : Đinh lý giới hạn trung tâm làm cơ sở, nhờ đó phương sai của đường găng được tính bằng tổng các phương sai của công việc găng nằm trên đường găng đó
Qua bài viết trên đã trả lời cho các câu hỏi sau ?:
Câu 1: Cho biết các hình thức thể hiện sơ đồ mạng lướ . Phạm vi thông dụng hiện nay của từng hình thức
Câu 2: Nêu sự khác nhau của các phương pháp CPM, PDM, MPM VÀ PERT
Câu 3: Kiểm tra xem ý kiến nào đúng
AOA là phương pháp đường găng (CPM)
AON là phương pháp đường găng CPM
CPM dùng mạng AOA và mạng AON
PERT là AOA
Câu 4: Lấy một thí dụ để trình bày quy tắc loại bỏ liên kết giao thoa trong mạng AOA
Xem thêm: thiết kế shop