[ NỀN ĐẤT ]Gặp vật liệu rắn, mềm cục bộ, độ chênh cao lớn, khe nứt, đứt gẫy xử lý như nào

NỀN ĐẤT GẶP VẬT LIỆU RẮN. MỀM CỤC BỘ

Xử lý nền đất gặp rắn, mềm cục bộ

Dưới móng gặp đá nền, móng tường cũ, đá to đất mùn cũ hoặc vật kiến trúc nền vữa : Phải đào vét sạch. Nhằm đề phòng lún không đều làm nút vật kiến trúc hoặc khoét đi phần nền cứng khoảng 30-50 cm. Đắp đất tiếp theo tạo đệm mềm. Để điều chỉnh sự biến dạng của nền tránh khỏi nứt nẻ

Móng một phần ở vào đá nền, mọt phần vào lớp đất đá mềm yếu

Tại lớp đất mềm khoan cọc nhồi đến tận đá nền hoặc tường chống bê tông trên đá nền, hoặc bạt nền đá dưới móng sâu khoảng 30-50cm, lấp cát hạt thô làm đệm mềm để điều chỉnh , biến dạng tương đối ở phần tiếp giáp giữa đất , đá và nền đất. Tránh tập trung ứng suất gây nứt nẻ hoặc dùng biện pháp gia cường đồ cứng móng và kết cấu phía trên nhằm khắc phục biến dạng không đều của nền đất vừa cứng vừa mềm.

Móng ở vào tầng đất yếu có độ dày khác nhau, dưới móng lại có lớp đá với đồ nghiêng lớn. : Tại tầng đất yếu dùng khoan cọc nhồi, cho đến tận đá nền hoặc dưới đáy móng tạo lớp đá cát đệm nhằm khuyến tán ứng suất, giảm thiểu biến dạng của nền.

Một phần của móng nằm trên tầng đất dày, phần kia lại nằm trên đất dập : Tại phần đất đắp dùng khoan cọc nhồi đến tận nguyên thổ, làm cho phụ tải phía trên truyền trực tiếp đến lớp nguyên thổ, tránh cho nền đất lún không đều

NỀN ĐẤT CÓ ĐỘ CHÊNH CAO LỚN:

Xử lý nền đất có độ chênh cao lớn

Móng ở trên sườn dốc có độ chênh cao lớn, một phần trên đá nền, phần kia móng bị treo : Tại phần đá nền tương đối thấp xây tường bê tông mác thấp, ở giữa dùng đất thường lấp, đầm chặt hoặc bạt đi phần nền đá tương đối cao, làm cho dáy móng ở vào cùng một độ cao, hoặc ở phần móng tương đối thấp dùng bê tông mác thấp lấp đầy để tạo hình. Độ cao đáy móng tương đối cao, phía dưới là một lớp đất dày không đều và tăng đá dốc cao : Dùng cọc nhồi cắm đến lớp nguyên thổ lấp đất, đầm chặt. Hoặc dọn sạch nguyên thổ . Sau đó dùng cuội sỏi làm tầng đệm. Khi thi công Đầm chặt cho đến đáy móng hoặc dùng kiểu móng sâu

NẾN ĐẤT GẶP KHE NỨT, TẦNG KẸP YẾU VÀ ĐỨT GẪY

Xử lý nền đất gặp khe nứt, tầng kẹp yếu và đứt gẫy

Khe nút do sự vận động của vỏ trái đất và phong hóa mà hình thành . Trong tầng đất đá xuất hiện nhiều loại khe nứt ngang dọc cắt khối đá thành nhiều khối nhỏ hình dạng không quy tắc :

Phương pháp : Đối với khe nứt không lớn, dùng vật liệu lấp đầy các khe, và không cần xử lý. Với các khe nứt phát triển, rộng <5cm cần phải dọn hết đất đá vụn trong khe tới độ sâu 50cm. Mỗi bên mở rộng 20-30 cm, rồi dùng bê tông hoặc BTCT gia cố. Với các khe nứt đã bị đất đá lấp chặt. Không có nước ngầm thì không cần xử lý. Nếu có nước ngầm các khe ngang có nhiều lỗ hổng thì bơm vữa xi măng để gia cố.

Tăng kẹp yêu các khe nứt trong tầng đá do bị nước xâm thực và phong hóa, trong các khe đó kẹp lăn đất vụn : nói chung các tầng kẹp mềm yếu đã được nén chặt thì không cần phải xử lý , với các sườn đã có độ dốc lớn, khe nứt lại rộng. Có các tầng kẹp yếu thì dùng cọc nhồi để gia cố, lợi dụng cường độ kháng của cọc đề chống lại lực trượt của tầng đá, còn lớp kẹp không cần xử lý

Đứt gẫy do sự vận động và tác dụng nội lực của trái đất tạo thành làm cho tảng đá đứt đoạn thành 2 đầu không liên tục , khiến mặt đứt gẫy lớn phát sinh chuyển vị và xô lệch rất rõ ràng:

Tất cả các vật kiến trúc phải có tránh đặt trên mặt đứt gẫy lớn, Đối với các đứt gẫy nhỏ cục bộ và đã ổn định thì phải xúc hết đá đá vụn nằm trong đứt gẫy rồi dùng bê tông hoặc bơm vữa xi măng đè lén chặt tới độ sâu >=1/3 chiều rộng móng

NỀN ĐẤT GẶP HANG ĐỘNG

Xử lý nền đất gặp hang động

 

 

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
0905666682