QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT XÂY DỰNG VÀ PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG
1. Đặc điểm của sản xuất xây dựng
Tuy cũng là 1 ngành sản xuất ra của cải vật chật cho xã hội, song so với mọi ngành công nghiệp khac, quá trình sản xuất xây dựng có nhiều nét đặc thù đó là
– Qúa trình sản xuất diễn ra ngoài trời nên mọi nguồn lực tham gia vào quá trình đều chịu rủi ro, tiến độ và chất lượng công tác phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên
– Qúa trình sản xuất phức tạp, gồm nhiều quá trình bộ phận có liên hệ tổ chức và công nghệ chặt chẽ, sản phẩm qquá trình đi trước là mặt trân công tác của quá trình sau,. Thời gian thực hiện dài :
– Sản phẩm xây dựng gồm phần lớn là các bộ phận không thể làm lại và có tính đơn chiếc:
– Lực lượng sản xuất tham gia vào quá trình có số lượng lớn và thuộc sự quẳn lý trực tiếp khác nhau, họ phải di chuyển theo tiến độ công tác
– Phương pháp tổ chức thi công và biện pháp kỹ thuật công nghệ thi công phần lớn là mềm dẻo, đa dạng
– Các đặc điểm này có tác động lớn đến công tác tổ chức quản trị dự án đầu tư và xây dựng, đặc biệt là trong giai đoạn thi công .
Xem thêm: Dự án thi công cải tạo công trình
2. Phân loại quá trình sản xuất xây dựng
Các quá trình thi công có thể phân làm nhiều loại căn cứ vào một số dấu hiệu nhất định của quá trình, chẳng hạn như theo mức độ phức tạp ( có quá trình giản đơn và quá trình tổng hợp, ) theo công nghệ thi công ( gồm quá trình thủ công, quá trình cơ giới hóa ..) Theo chức năng của quá trình (có quá trình vận chuyển , quá trình chuẩn bị, quá trình xây lắp chính, quá trình lắp đặt thiết bị…) . Sự phân loại như vậy có ý nghĩa lớn trong tổ chức các quá trình, tổ chức và huy động lực lượng lao động, xe máy thi công, đặc biệt là khi áp dụng phương pháp dây chuyền
3. Tổ chức quá trình sản xuất xây dựng và “ Phương án thiết kế tổ chức thi công công trình “
Khái niệm thi công công trình :
Tổ chức quá trình sản xuất xây dựng là một khâu của quản trị sản xuất trong xây dựng, gắn liền với giai đoạn thi công công trình. Nó bao gồm các hoạt động chuẩn bị và xây lắp trực tiếp, các công tác cung ứng, điều độ lực lượng sản xuất, tổ chức mặt bằng thi công và hoạt động khác nhằm kiểm soát quá trình thi công công trình đúng tiến độ kế hoạch đã lập
Phương án thiết kế tổ chức thi công là một hồ sơ, trong đó tổng hợp các quyết định về phương pháp tổ chức, quản lý các biện pháp kỹ thuật công nghệ thực hiện các quá trình xây lắp nhằm chuyển các công trình từ trên giấy thành hiện thực
Phương án thiết kế tổ chức thi công có thể được lập cho một quá trình/công tác xây lắp đơn lẻ, một hạng mục công trình hoặc một liên hợp nhà và công trình xây dựng trọn vẹn trong hai trường hợp cuối, phương án được gọi là phương án thiết kế tổ chức thi công công trình
Nhiệm Vụ thi công công trình :
Kinh nghiệm thi công : Phương án thiết kế tổ chức thi công có nhiệm vụ đề xuất các phương án kỹ thuật – công nghệ và tổ chức thi công các công tác xây lắp cũng như toàn bộ công trình nói chung một cách hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng công trình.
Mọi công tác chính đều có sự so sánh và lựa chọn phương án tổ chức – kỹ thuật . Thực hiện nhiệm vụ tổ chức cho tổng thể công trường, thiết kế tổ chức thi công công trình bao gồm tổng tiến độ thi công , kế hoạch huy động các loại nguồn lực và tổng mặt bằng thi công công trình
Nội Dung thi công công trình :
Một phương án thiết kế tổ chức thi công công trình đầy đủ sẽ bao gồm phương pháp tổ chức sản xuất cho từng công tác xây lắp chính và các biện pháp kỹ thuật để thực hiện các công tác đó. Tổng tiến độ thi công , cách thức tổ chức công trường và tổ chức công tác cung ứng các loại nguồn lực lao động cho công trường thi công.
Tuy nhiên do dự án đầu tư và xây dựng trải qua nhiều giai đoạn nên phần tổ chức xây dựng sẽ có nội dung thích hợp tương ứng với từng giai đoạn đầu tư đó
+ ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, trong báo cáo đầu tư, phương án tổ chức thi công công trình được phản ánh bằng tổng tiến độ thi công và tổng mặt bằng thi công
+ Vào giai đoạn thực hiện đầu tư, phương án tổ chức thi công công trình có thể được nhà thầu lập khi dự thầu hoặc trước khi triển khai thi công trên công trường. Trong trường hợp này phương án thi công công trình có nội dung đẫy đà như đã nói trên đây .
Căn cứ thi công công trình :
Hồ sơ thiết kế của công trình, có thể là thiết kế cơ sở ( Nếu phương án tổ chức thi công được đề xuất trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư ) hoặc thiết kế kỹ thuật ( nếu phương án tổ chức thi công lập ở giai đoạn thực hiện đầu tư )
Số liệu thăm dò khảo sát kinh tế, kỹ thuật tại nơi xây dựng. Để phục vụ cho công tác tổ chức thi công nói chung và thi công văn phòng nói riêng , nhà quản trị sản xuất cần nhiều số liệu đầu vào quan trọng có thể được nhóm gộp như sơ đồ dưới đây
….
Số liệu của từng loại khảo sát được sử dụng cho quá trình ra quyết định về các phương án tổ chức thi công trên mọi giai đoạn đầu tư, đặc biệt cho công tác tổ chức sản xuất trên công trường. Các tài liệu kỹ thuật liên quan đến quy trình , quy phạm kỹ thuật, công nghệ, xe máy và phương pháp thi công, yêu cầu về an toàn và vệ sinh môi trường.
Hồ sơ năng lực của nhà thầu
Các điều khoản về thi công trong hợp đồng giao nhận thầu\
Nguyên tắc tổ chức sản xuất trong thi công :
Các nguyên tắc cần quán triệt khi tổ chức các quá trình sản xuất trên công trường xây dựng là
+ Kỹ thuật là trên hết
+ Khoa học và tiên tiến
+ Chính xác và khả thi
+Kinh tế
+An toàn
Các bước thiết lập phương án tổ chức thi công
+ Nhận xét về điều kiện thi công và đề xuất phương hướng thi công tổng quát: Phân tích giải pháp thiết kế công trình và điều kiện thi côngm khái quát khối lượng công tác , từ đó nêu định hướng tổng quát về tổ chức thi công toàn công trình và biện pháp công nghệ chủ yếu.
+ Tổ chức thi công các công tác xây lắp chính : Chọn ra một số công việc chủ yếu sau đó đối với từng công tác, tiến hành xem xét và trình bày đủ 2 phần là : Phương án tổ chức và biện pháp kỹ thuật. Nội dung từng phương án phải bao quát được thiết bị thi công, cách phân chia quá trình và mặt trận công tác, cách tổ chức tổ thợ, sơ đồ phát triển quá trình sản xuất, mặt bằng và tiến độ thi công . Trình tự thiết lập một phương án tổ chức thi công cho từng công việc phụ thuộc vào công nghệ, quá trình được cơ giới hóa là chính hay thực hiện bằng thủ công là chính.
Tùy thuộc giải pháp kiến trúc và kết cấu của công trình, khả năng của nhà thầy và các điều kiện khác mà hướng phát triển mở rộng quá trình sản xuất có thể chọn theo phương ngang, đứng, xiên Lập tổng tiến độ thi công có cả sơ đồ tiến độ và biểu đồ nhân lực . Trong trường hợp tổng tiến độ thi công lặp ở dạng sơ đồ mạng lưới thì cần ưu hóa sơ đồ mạng lưới, sau đó mới dựng biểu đồ nhân lực.
+ Xác định nhu cầu công trường về các loại nguồn lực và cơ sở hạ tầng phục vụ thi công
+ Thiết lập tổng mặt bằng thi công
+ Dự trù giá thành thi công và tính các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật của phương án tổ chức thi công công trình
+ Đánh giá phương án tổ chức thi công công trình đã được lập. Phương án tổ chức thi công công trình được đánh giá bằng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như giá thành thi công, thời hạn thi cong, các hiệu quả kinh tế do vận hành sớm công suất đầu tư. Do giảm bớt chi phí bất biến quy ước trong phụ phí thi công ( nhờ đẩy nhanh tiến độ ) và do phân bổ vốn 1 cách hợp lý. Ngoài ra có thể xem xét phương án tổ chức thi công công trình theo từng mặt như trang bị cơ giới, mức cơ giới hóa, hao phí lao động và đặc biệt có thể dùng độ tin cậy của phương án về thời gian và về chỉ tiêu tin cậy tổng hợp
22 CÂU HỎI TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Qua bài viết này quý khách có thể hiểu và trả lời cho những câu hỏi dưới đây được sâu sắc hơn
Câu 1 : Phương án tổ chức thi công là gì ? Tại sao lại cần thiết phải lập phương án tổ chức thi công ?
Câu 2 : So với trường hợp ở các ngành công nghiệp khác, công tác tổ chức sản xuất trong xây dựng có khó khăn, phức tạp không ? tại sao
Câu 3 : Phân tích sự khác nhau trong công việc của hai vị giám đốc điều hành tuy cùng một quá trình sản xuất là cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn nhưng một người ở trong nhà máy bê tông cốt thép đúc sẵn, còn người kia làm việc tại các công trường xây dựng.
Câu 4: So sánh nội dung của Phương án tổ chức thi công trong 3 trường hợp sau :
+ Lập báo cáo dự án đầu tư xây dựng
+ Lập hồ sơ dự thầu
+ Lập thiết kế tổ chức thi công một công trình đã được chỉ định thầu
Câu 5: Phân biệt nội dung và trình tự thiết lập “ Phương án tổ chức thi công công trình “ Với phương án thi công công tác xây lắp “
Câu 6: Tóm lược trình tự lập một phương án thiết kế tổ chức thi cong công trình xây dựng ở mỗi bước việc cần thiết có những số liệu cơ sở nào ?
Câu 7 : Nêu các loại thăm dò khảo sát cung cấp số liệu cho hoạt động đầu tư xây dựng và đối tượng phục vụ của từng loại số liệu thăm dò khảo sát.
Câu 8 : Có số liệu khảo sát nào mà cần thiết cho cả giai đoạn lập báo cáo dự án thi công lẫn giai đoạn thi công trên công trường không ? giải thích sự cần thiết đó .
Câu 9 : Để lập báo cáo dự án đầu tư xây dựng, cần có những số liệu khảo sát nào ? Dùng từng loại số liệu để giải quyết nhiệm vụ cụ thể nào trong quá trình trên ?
Câu 10: Những số liệu khảo sát nào cần có trước khi lập thiết kế tổ chức thi công ? Mục đích sử dụng từng loại số liệu
Câu 11 : So sánh sự cần thiết và nội dung của số liệu thăm dò, khảo sát 2 trường hợp lập phương án tổ chức thi công là
+ Để dự thầu
+ Cho công trình chỉ định thầu
Câu 12 : Đơn vị xây dựng cần khảo sát gì và có số liệu nào trong những trường hợp sau :
+Khi tổ chức thi công 1 nhà 4 tầng, tường gạch chịu lực, sàn là panel đúc sẵn ?
+ Khi thi công lắp ghép nhà công nghiệp 1 tầng có toàn boọ các kết cấu là bê tông cốt thép tiền chế
+ Khi thi công một đoạn đường ô tô
Câu 13 : Người ta phân chia quá trình thi công thành nhiều loại, hãy định dạng các loại đó và cho biết phân biệt các loại như trên để làm gì
Câu 14: Phân biệt giai đoạn chuẩn bị và công tác chuẩn bị khi tổ chức xây dựng một công trình .
Câu 15: Có phải mọi công tác xây lắp đều phải được lập phương án thi công công trình và theo cùng một quy trình lập không ? Sự phân biệt công tác được “ cơ giới hóa là chính “ với công tác làm “ bằng thủ công là chính “ có mục đích gì ?
Câu 16: Bằng thí dụ tự chọn, hãy phân biệt sơ đồ thi công với mặt bằng thi công, cải tạo một công tác xây lắp
Câu 17: Sơ đồ thi công được xác đinhgj trên cơ sở nào ?
Câu 18 : Cho một lô cọc dưới một dãy dài móng. Hãy giả định sơ đồ bố trí dài, cọc đuôi dài và cho biết sơ đồ thi công các cọc ( tức là thự tự thi công các cọc ) trong các trường hợp
+Cọc bê tông cốt thép đúc sẵn được đóng bằng búa hơi
+ Cọc bê tông cốt thép đúc sẵn được dựng bằng máy ép kỹ thuật
+ Cọc là loại khoan cọc nhồi
Giải thích lí do có được quyết định cho từng trường hợp
Câu 19: Mô tả bằng hình vẽ những sơ đồ phát triển dây truyền sản xuất hay thường nói là hướng mở rộng quá trình ) trên công trình và cho biết phạm vi áp dụng chúng.
Câu 20 : Bằng các thí dụ tự chọn, hãy chứng tỏ rằng ứng với mỗi công tác xây lắp và từng giải pháp thiết kế công trình sẽ có sơ đồ di chuyển tổ thợ thích hợp
Câu 21 : Trình bày các phương pháp so sánh và lựa chọn phương án tổ chức thi công cho
+ Một quá trình công tác xây lắp
+ Một công trình
Câu 22: Độ tin cậy của phương án tổ chức thi công ? Chỉ tiêu nào có thể phản ánh độ tin cây đó?
Xem thêm: thiết kế shop