Phương pháp chống ván khuôn móng, ván khuôn dầm, ván khuôn cột, tấm sàn khi sử dụng ván khuôn.
Ván khuôn móng :
Ván khuôn móng cột hình bậc thang :
Bậc thứ nhất là do ghép 4 tấm cạnh mà thành, kích thước 1 đôi tấm cạnh tương tự như kích thước của cạnh móng. Còn đôi cạnh kia kích thước dài hơn cạnh móng 150-200mm . Tại 2 đầu cho thêm gỗ chắn để lắp cố định 1 đôi ván khuôn kia, và dùng vì chống nghiêng giữ và cố định chắc chắn.
Khi kích thước lớn, thì ở 4 góc tăng thêm thanh kéo nghiêng. Phía trên miếng ván khuôn đóng tay đòn gỗ, và đặt ván khuôn bậc thứ 2 lên tay đòn, khi lắp ráp cần xác định trục và cốt cao của móng chính xác. Đối chiếu chính xác trung tâm bậc trên và bậc dưới. Trước khi lắp ván khuôn bậc thứ 2 cần phải buộc xong cột thép.
Xem thêm : Những dự án cải tạo văn phòng tại GMT
Ván khuôn móng cột hình vòng :
Chống từ ván khuôn bậc dưới của móng cột, gồm loại ván khuôn cổ chén và lõi chén hợp thành, phương pháp chống ván khuôn bậc thứ 1 và ván khuônc ổ chén tương tự như chống ván khuôn móng cột hình bậc thang.
Ván khuôn lõi chén có 2 loại : Chỉnh thể và lắp ráp. Có thể dùng ván khuôn gỗ , cũng có thể dùng ván khuôn thép tổ hợp lắp ghép với ván khuôn góc di hình. Ván khuôn lõi chén có thể nhờ tay đòn bắc và cố định trên miệng của ván khuôn cổ chén. Sauk hi đổ bê tông xong, chờ khi sắp kết thúc đông kết thì tháo ra.
Ván khuôn móng cột hình cổ chén dài :
Phương pháp chống và cấu tạo ván khuôn móng cột hình cổ chén dài tương tự ván khuôn móng hình chén. Nhưng đối với phần ván khuôn cổ dài cần dùng đai cột ống thép hoặc kẹp gỗ nhờ bulông vít chặt. Để đề phòng nở ván khuôn. Khi phần cổ hơi cao thì phần đáy ván khuôn cần dùng cột bê tông, cốt thép để chống , để đề phòng lún, khi phần cổ rất cao thì phía trên cần đặt vì chống nghiêng để cố định.
Ván khôn móng hình dài dài :
Ván khuôn móng hình dài dài tiết diện chữ nhật, gồm ván gỗ 2 bên cạnh hoặc ván khuôn thép tổ hợp tạo thành. Khi đạt căng dây, đặt tấm cạnh chính xác rồi dùng vỉ chống nghiêng cố định. Khoảng cách 600-800mm , phía trên miệng dùng thành gỗ đóng đinh cố định.
Đối với móng hình dải kèm dầm sàn, nếu đất tốt thì lợi dụng đất nguyên thổ bạt thành bậc cấp dưới. Không cần chống , nếu đất xấu thì bậc cấp dưới phải chống ván khuôn theo tiết diện chữ nhật. Phía trên dầm sàn dùng phương pháp treo ván khuôn để đỡ . Ván khuôn gồm tấm cạnh, tay đòn, vỉ chống nghiêng và thanh gỗ treo hợp thành.
Tay đòn đặt phía trên miếng tấm cạnh dùng vì nghiêng chống, thanh treo sẽ treo tấm cạnh và tăng kết cấu cố định . Nếu bậc cao bậc móng lớn , có thể đặt vỉ chống bê tông để chống đáy ván khuôn.
Đối với móng hình dài có độ dài lớn, tiết diện như nhau và bậc trên lại tương đối cao thì chồng phân dài có tiết diện chữ nhật cho đổ bê tông trước, còn bậc trên dùng phương pháp kéo khuôn.
Ván khuôn cột
Ván khuôn cột hình chữ nhật và hình vuông :
Ván khuôn hình chữ nhật gồm : 1 đôi tấm cạnh đứng và 1 đôi tấm cạnh ngang tạo thành , tấm cạnh ngang cần chia ra ở 2 đầu để tiện tháo dỡ. Ván khuôn hình vuông gồm 4 tấm cạnh đứng ghép thành. Thường sau khi ghép đứng . ở phía ngoài ván khuôn cứ cách 50-100 cm đặt đai cột.
Tại các mối tiếp xúc giữa đỉnh cột và dầm để lại lỗ khuyết. Để tiện ghép với ván khuôn dầm. Đồng thời tại bên phải và bên trái lỗ khuyết và phần đáy dùng gỗ chắn đóng đinh gia cố. Tại đây tấm ngang và ở giữa dành lỗ để dọn sạch và lỗ đổ bê tông. Khi hoàn thành 2 cộng đoạn dùng đinh gia cố.
Ván khuôn cột hình tròn:
Ván khuôn cột hình tròn dùng các thanh gỗ kẹp thẳng đứng và chắn ngang hình vòng cung ghép thành 2 lửa. Khi đường kính lớn có thể làm thành 3-4 mảng, phía ngoài ván khuôn , cứ cách 50-100 cm đặt 2 đai thép số 10.
Trường hợp ván khuôn thép của cột hình tròn, thường dùng thép tầm dày 2-3mm gia thêm chắn thép hình cung để tạo thành. Mối ghép nối giữa tấm dùng thép gốc và bu lông để liên kết.
Ván khuôn cột hình tròn cũng có thể dùng ván khuôn thép thủy tinh. Cạnh dùng thép góc xuyên bu lông để cố định , cứ cách 100cm đặt 1 đai cột
Chống đỡ ván khuôn cột :
Để đảm bảo cho ván khuôn cột được ổn định và không biến dạng , giữa các ván khuôn cột cần đặt vỉ chống ngang và chống cắt, đồng thời tại phía ngoài các hàng ván khuôn cột phải đặt vỉ chống nghiếng thành từng đôi . Phía dưới đầu vỉ chống nghiêng phải dùng gỗ đóng đinh gia cố. Làm cho ván khuôn của nhóm cột hình thành chỉnh thể bảo đảm duy trì ổn định.
Chống đỡ ván khuôn cột nhà xưởng :
Cột ở các nhà xưởng công nghiệp, đôi khi thiếu thiết bị cẩu dựng hoặc hiện trường chật hẹp… Phải thay đổi từ kết cấu đúc sẵn sang đổ bê tông tại chỗ. Do đó độ cao tầng, tính ổn định phía sườn kém. Cấu tạo và phương pháp chống tương tự cột hình chữ nhật, nhưng ở 4 cạnh cần lợi dụng vì chống bằng thép ống để chống đỡ và đặt các vỉ chống nghiêng để cố định.
Tại hướng dọc với cột lân cận dùng vỉ chống cắt và cố định trên ván khuôn. Làm cho toàn bộ ván khuôn ổn định, khi đổ bê tông cần tăng cường giám sát, phát hiện sai sót phải kịp thời hiệu chỉnh.
Ván khuôn dầm :
Ván khuôn dầm đơn hình chữ nhật
Ván khuôn dầm gồm tấm đáy, tấm sườn kẹp gỗ và thanh chống nghiêng tạo thành. Phía dưới dùng cột chống, khoảng cách 1m. Khi độ cao dầm tương đối lớn cần tăng thêm thanh chống nghiêng có đóng đinh trên tấm sườn. giữa các cột chống đất thanh kéo, cứ cách mặt đất 50cm đặt 1 thanh, phía trên cách 2m đặt 1 thanh. Liên kết thành chỉnh thể .
Ván khuôn dầm chữ T:
Khi đặt ván khuôn dầm chữ T , thường căn cứ kích thước tiết diện để chế tạo tấm chắn theo hướng dọc. Đóng đinh hiệu chỉnh 2 tấm sườn. Tiếp đến đóng đinh vỉ chống và trên miệng cửa ván khuôn đóng thanh gỗ nối tiếp đầu. Để đảm bảo chính xác vị trí cửa khẩu phía trên. Khi dùng ván khuôn thép, có thể dùng giàn giáo chống cố định.
Ván khuôn dầm lãng hoa:
Đặt ván khuôn lãng hoa tương tự như dầm chữ T. Nhưng khi đặt ván khuôn, phía trên cần đặt thanh gối ngang thêm gỗ chắn treo và gỗ chống ngắn. Để đỡ cố định ván khuôn sườn phía trên. Cũng có thể dùng phương pháp chống khuôn của tấm nhiều lõ đã lắp sẵn, tức là trước tiên đặt tấm lắp theo cốt cao.
Dùng phương pháp chống khuôn của tấm nhiều lỗ đã lắp sẵn, tức là trước tiên đặt tấm lắp theo cốt cao, dùng phương pháp chống khuôn của dầm chữ T để lắp ván khuôn dầm, sau đó lắp tấm nhiều lỗ , tạm thời chống ở trên ván khuôn dầm , tiếp đó dùng cột chống phần đáy.
Phương pháp này có thể bớt được ván khuôn sườn phía trên của lãng hoa, đồng thời thuận lợi cho việc vận chuyển, đổ bê tông . Đảm bảo tốt tính chỉnh thể. Nhưng ván khuôn phải vững, có thể chịu tải trọng thi công phía trên mà không bị biến dạng.
Ván khuôn dầm chính phụ:
Khi đồng thời chống đầm chính và đầm phụ. Thường trước tiên chống ván khuôn dầm chính. Cần qua kiểm tra hiệu chỉnh cốt cao của tuyến trục để cố định. Tại phía trên dầm chính dành lỗ khuyết để lắp dầm phụ.
Kích thước phải phù hợp với tiết diện dầm phụ. Lỗ khuyết ở đáy dùng chắn gỗ để cố định, để tiện cho nối tiếp giữa ván khuôn dầm phụ. Chống đỡ dầm chính và phụ tương tự như phương pháp chống đỡ dầm đơn hình chữ nhật.
Ván khuôn dầm sâu treo :
Khi thi công khung dầm, với độ cao lớn, trong khung cốt thép cần tăng thích ứng cốt thép treo. Cốt thép tăng lực để hình thành khung kết cấu treo, trên đó hàn bulông để treo ván khuôn, và chống đỡ toàn bộ phụ tyải . Khi chống phải duy trì đầm ong 2-3% để phòng hạ xuống.
Loại ván khuôn này thường tiêu hao nhiều cột thép, nhưng có thể bớt được chống toàn bộ. Đồng thời ở phía dưới có thể tiến hành các công đoạn khác.
Ván khuôn dầm sâu và dầm cao :
Khi độ sâu của dầm >70mm , do áp lực hông của bê tông lớn, nếu chỉ chống bằng chắn ngang và chống nghiêng thì không vững. Thường phải dùng bu lông xuyên 2 bên hông ván khuôn để kéo căng. Phòng nở khuôn , các yêu cầu khác tương tự phương pháp ván khuôn dầm.
Để tiện cho việc buộc cột thép dầm sâu, có thể lapws 1 bên ván hông trước , sau khi buộc xong lại lắp ván hông khác. Sau đó mới lắp bu lông kéo.
Khi khoảng cách dầy dầm cách mặt đất khá cao (>6m> thường lắp bảng giàn giáo thép, để đảm bảo chống ổn định . Để giảm thiểu số lượng giả chống, thường tại đáy ván khuôn dầm sử dụng khung chịu lực để chống và tại đầu dầm đặt hàng. Giá chống cố định với ván khuôn đổ tại chỗ.
Ván khuôn đầm thép tăng lực:
Đối với kết cấu tấm dầm có dùng thép chữ T làm cốt tăng lực. Khi đặt ván khuôn của dầm và tấm có thể hoàn thành hình chữ treo bu lông trên dầm thép để treo ván khuôn dầm. Đồng thời đặt khung chịu lực để chống sườn của dầm và đáy ván khuôn.
VÁN KHUÔN TẤM SÀN:
Ván khuôn tấm sàn hình sườn :
Phương pháp đặt ván khuôn chính phụ tương tự như hình bảng. Khi lắp tấm ván khuôn, trước tiên lấy mức tuyến ngang ở ngoài hông ván khuôn dầm phụ, cốt cao của nó bằng cốt cao của đáy tấm sàn. Trừ chiều dày ván khuôn và độ cao thép chữ I , lại theo đường mực đóng gỗ đỡ và trên gỗ chắn tấm hông.
Đóng đinh đoạn gỗ vuông theo hướng dọc để giữ vững gỗ đỗ, sau đó đặt thép chữ L. Tại phần đáy dùng đòn chiên chống đỡ vững . Đặt tấm ván khuôn từ đầu nọ sang đầu kia , 2 đầu và đầu nối đóng đinh chắc chắn , các phần khác đóng ít đinh để tiện tháo dỡ.
Còn Tiếp…
Qua bài viết trên quý khách đã hiểu về phân loại các ván khuôn trong thi công công trình như thi công văn phòng, cải tạo văn phòng, thi công văn phòng, công trình xưởng, nhà máy, nhà cao tầng từ đó vận dụng linh hoạt từng ván khuôn để mang lại hiệu quả cao trong từng dự án
Xem thêm: thiết kế shop